Kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử Bắc Giang 1 ngày

Kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử,

Tôi về Tây Yên Tử sau hành trình 1 ngày 1 đêm ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Tôi ngủ ở Bắc Giang 1 đêm rồi bắt đầu di chuyển xuống Tây Yên Tử. Tây Yên Tử là nơi thanh tịnh, nhẹ nhàng, thanh thoát. Bởi vậy mà chắc hẳn ai ai cũng muốn về thăm Tây Yên Tử 1 lần trong đời cho biết.  Hành trình khám phá vùng đất này với tôi nó không hề dễ dàng chút nào khi có quá nhiều sự kiện xảy ra với 1 người sống lâu ngày trên núi xuống. Và đây là hành trình đi xuyên đất Bắc Giang xuống Tây Yên Tử của tôi.

Xem thêm: Có một ngôi nhà cổ 200 năm tuổi của người Tày mang tên Yến Nhi Bản Giốc Homestay

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng 2 tháng

Đường nào về Tây Yên Tử

Có quá nhiều cảm xúc cho đoạn đường này. Di chuyển từ Bắc Sơn, Lạng Sơn sang Bắc Giang. Đoạn đường này cực kỳ vắng, đi qua rất nhiều đồi núi. Trên chóp đỉnh, tôi nhìn thấy rất nhiều ngôi nhà của người Tày ở Lạng Sơn. Nhà nằm sang sát nhau, tạo nên một vòng cung, nằm uốn lượn quanh những cánh đồng lúa đẹp đến ngây ngất. Rồi di chuyển tiếp tôi nhìn thấy những ngôi nhà của người Dao đỏ. Nhà người Dao ở đây cũng là nhà sàn, nhưng được làm bằng gỗ chứ không phải là đá như nhà người Tày. Đoạn mà tôi thực sự choáng váng chính là những ngôi nhà sàn ở vùng đất Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nhà nằm sát vào nhau, đẹp đến ngây ngất. Di chuyển thêm một đoạn nữa, tôi nhìn thấy một thảo nguyên nằm bình yên với những ngọn núi giống với núi đá tai mèo ở Đồng Văn, Hà Giang. Cảnh đẹp đến choáng ngợp, tôi vội rút chiếc máy ảnh ra chụp vài bô hình để làm kỹ niệm.

Đặt vé máy bay giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt phòng homestay giá rẻ TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY

Đặt vé xe khách giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch ở địa phương giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt vé máy bay Bamboo Airlines giá rẻ TẠI ĐÂY

duong-di-bac-giang
Đường đi từ Lạng Sơn qua Bắc Giang đẹp mê mệt

Vượt qua đoạn Hữu Liên, cuộc sống bắt đầu khó chịu vô cùng. Những đoạn đường đất đá xấu kinh khủng. Tôi bắt đầu gặp khó khăn trên đường di chuyển ra ngoài QL1A khi thời tiết bắt đầu mưa và đường thì cực kỳ xấu. Đường đi đến Yên Tử từ Bắc Giang với nhiều núi, đồi, xe cô qua lại khá ít và lâu lâu mới thấy một vài ngôi nhà nằm lèo tèo quanh những quả núi.

Đường đi từ Lạng Sơn qua Tây Yên Tử có thể đi theo sơ đồ này:

Bắc Sơn, Lạng Sơn => DT243=>QL1A=>QL37=>DT293=>Tây Yên Tử

Từ Lạng Sơn, qua Bắc Giang nếu đi từ Bắc Sơn, đường không hề dễ dàng chút nào cho những người yếu tay lái như tôi!

Khám phá Tây Yên Tử trọn 1 ngày

Tây Yên Tử là miền đất phật, bởi vậy, phần lớn những người lựa chọn Tây Yên Tử để trải nghiệm là những người theo đạo phật hoặc tâm hướng đến phật. Tôi không theo đạo, nhưng tâm tôi luôn hướng đến phật, bởi vậy mà điểm đến duy nhất ở Bắc Giang tôi chọn là Tây Yên Tử.

Khái quát các địa điểm du lịch trong Tây Yên Tử

Núi Tây Yên Tử là dãy núi cao và đồ sộ nằm trên địa phận 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Núi có hai vùng sơn phận, phía Đông thuộc Quảng Ninh, phía Tây thuộc Bắc Giang nên người ta gọi là Tây Yên Tử.

Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử nằm ở Tuấn Mậu, Sơn Động, Bắc Giang. Tây Yên Tử là nơi có hệ thống chùa tháp và rừng núi hùng vĩ, liên quan đến sự hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời trần như Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Am Vãi, Đồng Thông. Đây là nơi phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành.

duong-di-tay-yen-tu-tu-bac-giang (2)
Cổng Tây Yên Tử hướng Bắc Giang

Khu Du lịch văn hóa tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử trên tổng diện tích 13,8 ha, bao gồm 4 cụm chùa độc lập gồm: Chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy), các điểm chùa có cao độ từ 145 m đến gần 1.000 m, kết nối với chùa Đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử. 

Hành trình khám phá Tây Yên Tử 1 ngày

Đến đây vào một ngày thời tiết quá xấu. Tôi bước vào nơi gửi xe và bắt đầu đi mua vé. Tây Yên Tử không thu vé tham quan vì nơi này đang trong quá trình xây dựng, nhưng họ thu phí đi cáp. Giá vé cáp treo Yên Tử là 260.000vnđ/người cho vé khứ hồi cả đi lẫn về. Nếu muốn đi xe điện lên chỗ cáp treo, giá vé là 10.000vnđ. Trẻ em cao từ 1m4 trở xuống cũng được miễn phí vé. Tôi cao 1m4 mà tôi cũng phải mua vé. Hơi buồn! Nếu muốn gửi đồ đạc, có thể bước qua cổng Tây Yên Tử và gửi đồ miễn phí.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Hệ thống cáp treo

Bước vào bên trong cổng Tây Yên Tử, tôi nhìn thấy rất nhiều đồng cỏ xanh mướt. Đứng từ trên đỉnh của đồng cỏ, tôi đã nhìn thấy cổng Tây Yên Tử và những bức tường đá được điêu khắc rất công phu những hình của các bậc nho sĩ và trạng nguyên thời xa xưa.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Bức tường nho sĩ thời Trần

Di chuyển từ khu vực này, lên đến nơi đưa đón đi cáp treo lên đỉnh mất khoảng 5 phút đi bộ. Tôi tiếp tục di chuyển lên trên để đi cáp treo.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Toàn cảnh cổng thành

Cáp treo Tây Yên Tử khá an toàn. Ở đây nhân viên soát vé niềm nở với du khách. Mặc dù lúc mưa lúc nắng, nhưng nhìn cảnh vật từ trên cáp treo xuống, thấy núi rừng đẹp ngây ngất. Tuy nhiên, càng lên cao, không khí càng bị loãng đi, thời tiết bắt đầu mưa dần. Cáp treo đi khoảng 10 phút là đã đến được đỉnh Yên Tử.

Trên đỉnh cáp treo Yên Tử, tôi bước ra khỏi cáp treo thì cảnh vật bỗng chốc thay đổi. Sương mù dày đặc, tôi nghe thấy tiếng người mà chả thấy người ở đâu. Thời tiết mưa gió, khó chịu vô cùng. Bảo vệ ở đây bảo vô mua cái áo mưa rồi bắt đầu đi tham quan. Áo mưa bán trên đỉnh cáp treo là 10.000vnđ/ chiếc, vừa mặc vô đã bị rách toạt cả rồi. Trên đỉnh Tây Yên Tử, thời tiết lúc nào cũng giống như này, rất ít du khách gặp cảnh trời quang mây tạnh, vì vậy theo kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử của tôi, bạn nên thủ sẳn áo mưa và lựa chọn thời điểm đẹp để đi Tây Yên Tử.

Theo người dân ở nơi đây, thời điểm đẹp nhất để đi Tây Yên Tử là vào những tháng đầu xuân. Vào những tháng này, ở đây diễn ra rất nhiều lễ hội, những phật tử sẽ di chuyển từ mọi miền của đất nước, đến đây để hành hương khấn phật. Tuy nhiên, thời điểm này, sương mù dày đặc, không nhìn thấy bất cứ cảnh quang nào.

Lấy vội áo mưa, tôi di chuyển theo các bậc đá bên trong Tây Yên Tử để tham quan Chùa Thượng. Gọi là chùa Thượng nhưng phải đi theo bậc thang dưới. Chùa nhỏ, bên trong thờ các vị thần.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Chùa Thượng ở Tây Yên Tử

Tiếp tục di chuyển từ chùa Thượng, tôi đến trạm soát vé của chùa Đồng. Từ nơi này, muốn lên chùa Đồng phải bỏ 40.000vnđ để mua vé. Chùa Đồng nằm trong địa phận TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Để lên được chùa Đồng phải đi bộ 500m, nếu đi quá lâu có thể di chuyển khoảng 30p. Trên đoạn đường này, có nhiều hàng quán cho du khách. Tuy nhiên, giá thức ăn, thức uống trên này khá đắc đỏ. Món ăn thấp nhất giá 50.000vnđ. Một cây kem, bình thường mua ở dưới 20.000vnđ thì lên đây giá sẽ là 30.000vnđ.

Bước qua những hàng quán này, là một tượng phật to màu vàng xuất hiện. Trên chùa, đây là nơi được nhiều du khách check in nhất.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Tượng phật to hướng lên chùa Đồng

Từ từ di chuyển từ dưới bậc đá đi lên. Tôi bước qua rất nhiều cây cao lớn. Những rừng cây bên trong vườn Yên Tử đều có tên riêng biệt. Càng bước lên cao, không khí càng khó chịu. Những tấm biển chỉ dẫn hướng đi cho du khách bắt đầu xuất hiện. Tôi bắt đầu nhìn thấy chùa Đồng nằm yên trên đỉnh Yên Tử. Thời tiết bắt đầu xấu dần, tôi chỉ kịp nhìn thấy chùa, lưỡi rều to đang nằm cạnh chùa, quả chuông to là không nhìn thấy gì nữa.

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Đường đi lên chùa Đồng

kinh-nghiem-du-lich-tay-yen-tu (1)
Chùa Đồng ở Tây Yên Tử

Tôi ngồi đợi mưa tan dần rồi đội áo mưa đi xuống. Quy hoạch ở núi Yên Tử rất lộn xộn. Biển ghi lối xuống, biển thì ghi lối về, rẻ về hai ngã khác nhau khiến cho người khách như tôi chao đảo.

gia-ve-cap-treo-yen-tu (2)
Đường đi xuống phải vịn cây mà đi, phía bên kia là vực

Lối đi xuống, tôi nhìn thấy bia phật to. Bia này nằm cách chùa Đồng khoảng 1km theo hướng đi xuống. Tôi đi theo 1 đoàn người, phải bám tay vào rào chắn để đi. Bên cạnh rào chắn lại là vực sâu, đi vào mùa mưa nên thực sự con đường này rất nguy hiểm. Bên dưới lối xuống cáp treo, tôi nhìn thấy tấm bia ghi “Đỉnh thiêng Yên Tử”. Đây là một nơi đáng để check in khi tham quan khu di tích danh thắng Yên Tử.

gia-ve-cap-treo-yen-tu (1)
Bia đá ở Tây Yên Tử

gia-ve-cap-treo-yen-tu (2)
Bia đỉnh Thiêng Yên Tử

Vì đi lúc trời mưa, nên trải nghiệm ở núi Yên Tử của tôi quả thật không nhiều. Đây thật sự là một trải nghiệm tệ, cho một nơi đẹp như Yên Tử. Lòng tôi bước tiếp, tôi nghe thấy tiếng vọng của phật từ trên đỉnh Yên Tử. Về thôi, mưa quá nhiều rồi!

Ủng hộ Xu Kiên bằng cách tặng mình một ly cafe hoặc tuỳ tâm các bạn để Xu Kiên duy trì website và có thêm money để đi tiếp các chuyến đi khác nhé!!! Bebe!!

Link ủng hộ: THANKS XU KIÊN

Hoặc mua các sản phẩm khăn truyền thống của Việt Nam và khăn phụ kiện tại đây: Khăn Km0

Để biết thêm thông tin du lịch, hãy cổ vũ tôi bằng cách like page và theo dõi Xu Kiên qua thông tin dưới đây!

Web: www.xukien.com

Instagram: https://www.instagram.com/xuxukien/

Fanpage:https://www.facebook.com/travelblogxukien

Facebook: https://www.facebook.com/kien.huynh.info

Chân thành cám ơn các bạn nhiều!!! Yêu yêu yêu!!!

Facebook