Kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang

Kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư!

Đây không phải là lần đầu tiên tôi bước chân đến mãnh đất An Giang, thật ra tôi đã từng có chuyến đi phượt về An Giang vào mùa tết năm 2017, nếu bạn đã từng đọc qua bài viết Kinh nghiệm du lịch bụi miền Tây – An Giang- Cần Thơ – Trà Vinh – Bến Tre thì chắc hẳn bạn đã biết được một số điểm du lịch hấp dẫn ở An Giang mà tôi gợi ý rồi. Hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn một chút về mãnh đất này thông qua một địa điểm lý tưởng mà hầu như không một bạn trẻ nào có thể bỏ sót khi đi về miền An Giang, đó chính là rừng tràm Trà Sư ở Tịnh Biên An Giang.

Xem thêm: Du lịch miền Tây 1 ngày nên đi đâu?

VIDEO ĐI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ AN GIANG VÀ QUA BIÊN GIỚI CAMPUCHIA NHƯ THẾ NÀO?

Đường nào về mãnh đất An Giang

Về mãnh đất An Giang không quá khó, đường ở miền Tây cò bay thẳng cánh, bạn cứ thế mà phi con ngựa sắt của mình lao về phía trước mà đi thôi. Thật ra bạn hoàn toàn có thể về An Giang bằng xe khách, nhưng trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn đi rừng tràm Trà Sư bằng xe máy vì đó là phương tiện tôi hay dùng để đi du lịch.

Nếu lấy điểm xuất phát là trung tâm Sài Gòn, thì đi phượt rừng tràm Trà Sư như sau:

Sài Gòn=> Quốc lộ 1A=>Cầu Mỹ Thuận Vĩnh Long=>TP Sa Đéc=>QL 80=>Phà Vàm Cống =>TP Long Xuyên => QL 91 =>rừng tràm Trà Sư

Đặt vé máy bay giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt phòng homestay giá rẻ TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY

Đặt vé xe khách giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch ở địa phương giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt vé máy bay Bamboo Airlines giá rẻ TẠI ĐÂY

Lưu ý: Về rừng tràm Trà Sư có nhiều con đường rẻ nhánh, khi đi bạn cần phải chú ý đường nào là đường quốc lộ để không bị lạc. Trong trường hợp bị lạc, hãy cố gắng dùng Google Maps để hiểu lối đi, trường hợp xấu nhất, điện thoại hết pin hãy nhờ sự chỉ dẫn của người dân ở An Giang để đi đến đích. Đây là Kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư nhớ đời của tôi vì tôi đã từng bị lạc trên cung đường đi đến rừng tràm Trà Sư vì rẻ vào lối nhỏ, nên hi vọng bạn không bị lạc như tôi.

Xem thêm: Bật mí hành trình khám phá đất miền Tây sông nước đầy thú vị của cô gái miền Trung (Phần 1)

Xem thêm: Bật mí hành trình khám phá đất miền Tây sông nước đầy thú vị của cô gái miền Trung (Phần 2)

Giá vé tham quan rừng tràm Trà Sư

Đến rừng tràm Trà Sư vào một buổi sáng lúc 9h sáng, tôi đi tham khảo giá vé tham quan rừng tràm Trà Sư ở Tịnh Biên An Giang. Chỗ bán vé và cổng cách xa nhau, nên khi đi đến cổng, bạn phải tiếp tục dẫn xe vào bên trong nữa, đừng nên gửi xe ở bên ngoài vì nó sẽ khiến bạn mất thêm nhiều thời gian di chuyển.

Sau khi vào được chỗ bán vé, bạn vào phòng bán vé, mua vé tham quan rừng tràm Trà Sư. Giá vé tham quan rừng tràm Trà Sư thời điểm tôi đi là 75,000VND cho 1 người, với giá vé này bạn sẽ được đi xuồng nhỏ vào sâu bên trong rừng tràm Trà Sư.

Chú ý, nếu bạn mua vé theo đoàn, thì sau khi vào bên trong người ta sẽ không để bạn một mình trên một chiếc thuyền, như vậy sẽ rất khó để có được những tấm ảnh sống ảo. Vì vậy, theo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư của tôi, bạn nên mua vé riêng để đi thì tốt hơn nhé!

Thưởng thức cái đẹp của rừng tràm Trà Sư An Giang

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư nằm ở huyện Tịnh Biên, An Giang, có thể nói, đây là nơi đẹp nhất ở An Giang. Bởi vậy mà cách thưởng thức cái đẹp của rừng tràm cũng rất riêng.

Tôi bước lên thuyền nhỏ cùng với một đoàn khách du lịch khác. Người lái thuyền máy chở chúng tôi vào sâu bên trong rừng tràm. Hai bên đường là những hàng cây tràm to cao, những chú cò, chú sếu nhỏ đang bay trên đỉnh đầu, rồi phát ra những tiếng kêu gọi nhau í ới khiến cho không khí trong rừng bỗng chốc như lễ hội. Bên dưới nước chính là những đóa hoa sen mới bắt đầu chớm nỡ khiến cho cảnh vật vốn dĩ đã thơ mộng lại càng trở nên đẹp lồng lộng.

Bến tàu đi rừng tràm

Đi được một đoạn, người chèo thuyền máy chở chúng tôi vào một bến đỗ để vào tham quan rừng tràm Trà Sư nhỏ ở bên trong. Đây là thời điểm bạn tách đoàn, nếu như lúc nãy bạn mua vé riêng thì bạn sẽ được đi xuồng riêng.

Thế là tôi được tận hưởng một chiếc xuồng nhỏ riêng trên rừng tràm Trà Sư. Công cuộc khám phá rừng tràm Trà Sư giờ mới thực sự bắt đầu. Người lái xuồng là những cô gái đội nón lá cùng chiếc áo bà ba và khăn rằn nam bộ thân quen. Tôi cực thích cái hình ảnh duyên dáng ấy, bởi nó chính là nét văn hóa đặc trưng của người miền Tây sông nước.

kinh-nghiem-phuot-rung-tram-tra-su (1)

Cô chở tôi vào sâu bên trong rừng tràm, một cảnh tượng mà không một ca từ nào có thể diễn tả nỗi. Đi qua những con rạch nhỏ, hai bên là những cây tràm nhỏ, dưới những gốc tràm chính là những khóm bèo nhỏ, đó là bèo tai tượng với màu xanh, vàng đẹp đẽ. Nghe người chèo xuồng bảo, vào dịp tết, chúng hiện lên rất nhiều màu biến khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư này trở thành một thiên đường thật sự.

Lướt lướt trên mặt nước, ngóng nhìn hai bên rừng tràm, cảm xúc này thật là ngọt ngào. Tôi thầm nghĩ lại, những hình ảnh trên mạng có khi còn chưa đẹp bằng ở ngoài đời thực, nếu một lần đặt chân đến mãnh đất này, rồi bạn cũng sẽ bị mê mệt như tôi mà thôi!

Rừng tràm Trà Sư đứng từ trên cao nhìn xuống

Sau khi đã dạo một vòng bên trong rừng tràm Trà Sư, chúng tôi lại được người chở xuồng máy chở đi đến điểm cuối cùng đó chính là nơi có thể quan sát được toàn cảnh rừng tràm. Con đường đi đến đó cũng không quá xa xôi, đi được một đoạn thì người chèo xuồng nhắc chúng tôi hãy nhìn lên đầu của mình để nhìn thấy cảnh tượng những con cò trắng đang thì thầm với nhau những điều thầm kín. Chỉ có thiên nhiên mới hiểu được nhau trong khoảng thời khắc này, tôi không thể hiểu chúng nói với nhau những gì, nhưng tôi biết đó là điều kỳ dịu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho tôi!

Rồi người chèo xuồng cũng cập bến, tôi lại bắt đầu đi bộ vào một khu rừng tràm rậm rạp, trông cứ như đặt chân vào một khu rừng U Minh ở Cà Mau. Hai bên đường, cây cối um tùm, chúng xúm xịt nhau không tách rời nhau.

Đài quan sát ở trước mặt, theo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư của tôi, bạn cần phải leo đến 5 bậc thang thì mới đến được nơi có thể nhìn được toàn cảnh rừng tràm. Và thế là tôi phải hì hục để leo đến tầng thứ 5 của đài quan sát.

Đài quan sát rừng tràm

Cảnh tượng đầu tiên xuất hiện trước mắt tôi là một tấm thảm xanh bạt ngàn là tràm. Tấm thảm xanh khiến làm nổi bật cả khu rừng già, nó lấn át cả nền trời xanh thăm thẳm và những đám mây trắng treo lủng lẳng trên đầu.

Xem thêm: Ngẫn ngơ với vẻ đẹp của ngôi nhà Hoa Ếch Homestay ở Đồng Tháp

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đồng Tháp

Cảnh tượng này thật hùng vĩ, bởi lẽ, nếu như ở những nơi mà tôi gọi là hùng vĩ nhất như Hà Giang với đỉnh Mã Pì Lèng thì có lẽ ở An Giang chính là cảnh rừng tràm Trà Sư.

Theo kinh nghiệm du lịch bụi rừng tràm Trà Sư của tôi, bạn nên thử qua ống kính viễn vọng với giá 5000VNĐ/ lần xem tại đài quan sát. Từ đây, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều chú cò trắng, cò đầu đỏ, sếu đang nhỡn nhơ trên một vùng đất tự do giáp biên giới Campuchia. Qua ống kính viễn vọng, bạn gần như đã chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của thảm thực vật ở rừng tràm Trà Sư.

Nhìn từ đài quan sát, có một cảm giác tự do đến hãi hùng xuất hiện trong lòng bạn. Bởi vì Tịnh Biên là tỉnh giáp biên, nên từ đây bạn cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng của đất nước Campuchia từ một góc nào đó.

Ăn trong rừng tràm Trà Sư

Tại rừng tràm Trà Sư, nhiều người dân Khmer, Chăm đến đây bán những món đồ truyền thống như khăn rằn Campuchia, bánh, hay những tấm thảm quần áo với nhiều màu sắc.

Bánh truyền thống của người Chăm bán trong rừng tràm

Chi phí đi rừng tràm Trà Sư không quá lớn, chi phí lớn nhất có lẽ là khi bạn ở lại ăn uống luôn ở trong rừng. Trong rừng, người ta mở những quán nước và quán ăn để phục vụ khách du lịch. Món ăn ở trong rừng tràm chủ yếu là lẩu: Lẩu lương, lẩu ếch, lẩu rắn, lẩu gà…với mức giá từ 160,000VND-180,000VND. Ngoài ra còn có các món như cá nướng, gà nướng, gà hấp, ếch nướng, cút rôm từ 100,000VND-180,000VND.

Các điểm du lịch rừng tràm Trà Sư

Với kinh nghiệm phượt rừng tràm Trà Sư của tôi, ở rừng tràm Trà Sư có rất nhiều điểm du lịch, vì vậy nếu bạn có thời gian hãy đi hết các điểm du lịch của nó nhé: Nơi tiếp đón, bến tàu tham quan, đầm sen, đàn giang sen, trích hồ, tháp quan sát dơi quạ, dơi ngựa, lúa trời, củ ro và năng ống, tháp quan sát, khu nhà ăn, khu bảo tồn động vật rừng, láng trại, lâu sậy, bến xuồng, chim cò, điên điển…

Cảnh rừng tràm nhìn từ trên bờ

Vượt biên qua Campuchia!

Tịnh Biên rất gần với Campuchia, vì vậy, sau khi đi rừng tràm Trà Sư xong, bạn có thể chạy thêm khoảng 7 phút nữa theo hướng Nhà Bàng, Tịnh Biên là có thể đến được cửa khẩu Tịnh Biên. Trường hợp phát sinh đi qua cửa khẩu là rất cao bởi vì rừng tràm Trà Sư khá gần Campuchia, bởi vậy, mà theo kinh nghiệm phượt rừng tràm Trà Sư của tôi, bạn nên đem theo hộ chiếu để dễ dàng cho việc qua cửa khẩu.

Cửa khẩu Tịnh Biên

Chào Campuchia

Trong chuyến đi này, tôi có cầm theo hộ chiếu nên mọi việc rất dễ dàng. Đến được cửa khẩu, bạn chỉ cần nộp hộ chiếu cho công an, sau khi họ làm thủ tục xuất cảnh thì bạn có thể qua được biên giới và đến nước Campuchia. Tại đây, bạn di chuyển đến đồn biên phòng của Campuchia làm thủ tục nhập cảnh, mức phí nhập cảnh ở đây là 20,000VND.

Đường rẻ Campuchia với Châu Đốc

Đừng quá lo lắng nếu không giỏi tiếng Anh, công an Campuchia họ nói tiếng Việt còn rành hơn cả người Khmer của Việt Nam. Bởi vậy khi tôi vừa bước đến đồn biên phòng của họ, họ lại hỏi tôi “Đi đâu thế, đi bao giờ về?”. Chiếc hộ chiếu trống trơn, chưa đóng một dấu đỏ của quốc gia nào giờ đã được đóng dấu Campuchia vào đó khiến lòng tôi vui đến tột độ. Và thế là chỉ một câu hỏi đó là tôi đã có thể cầm chiếc xe máy Nozza xinh xắn của mình qua đất nước bạn.

Những ngày đầu tiên đến Campuchia

Khi vừa lọt qua cửa khẩu của Campuchia, một vài sòng bài Casino xuất hiện, vì tò mò, nên tôi cũng vào xem trong đó có gì. Tại khu vực Casino, người ta chơi đánh bài bằng tiền Việt và nếu như chơi với người Campuchia thì bạn phải đổi tiền Cam ra rồi hãy chơi. Trong sòng bài, chủ yếu là người Campuchia, người Trung Quốc và người Việt Nam. Đặc biệt, người Trung Quốc ở trong sòng bài chiếm khá đông. Trong sòng bài người ta cho đổi tiền, vì vậy, nếu ở biên giới bạn quên chưa đổi tiền, có thể vào trong sòng bài để đổi tiền ra nhé.

Tại khu vực biên giới Tịnh Biên và Campuchia, người ta có dịch vụ đổi tiền Campuchia, tỷ giá tùy theo nơi. Lúc tôi đi thì họ đổi 1 Riel Campuchia là 5.65VND. Vì vậy, bạn cứ theo đó mà tính ra tiền VND.

Tiền Campuchia

Ở Campuchia, người ta cũng sử dụng tiền USD, vì vậy bạn có thể đổi luôn cả tiền USD để tiện sử dụng.

Trong sòng bài, người ta cấm quay phim, chụp hình. Vì vậy bạn chỉ nên vào tham quan chơi là chính. Sòng bài toàn là dân máu mặt, người thường vào sẽ bị họ chú ý. Mặt mà hiền quá (như mặt của tôi) có khi cũng bị họ ….Bởi vậy tôi cũng khá căng thẳng khi bước vào nơi này.

Sòng bài ở Campuchia được đầu tư một cách chuyên nghiệp, sòng bài bóng loáng, người chơi với nhau cứ nhìn nhau mặt gờm gờm tỏ vẻ đáng sợ. Tôi không mê bài bạc, bởi vậy mà tôi lượn lượn vài vòng, xem họ đang làm cái gì rồi cũng lẵng lặng đi ra vì chả có gì vui để chơi!

Khi đến Campuchia, tôi đã đi tham qua một vài ngôi chùa ở giáp biên, chùa Khmer ở đây khá đẹp, nó được sơn sửa tẩm vàng bóng loáng. Nếu như những ngôi chùa ở Trà Vinh được sơn sẫm màu vàng đậm thì chùa Khmer được sơn theo màu vàng nhẹ hơn một chút, nhưng nó rất đẹp. Đặc biệt cổng chào, có hình 2 chú voi đứng đón chào khiến cho nơi này trở nên thật vĩ đại.

Chùa ở Campuchia

Người Khmer dường như khá hiền lành, bởi vậy mà tôi đi vào chợ rồi mua đồ để ăn cũng cảm thấy bình thường như đang ở Việt Nam.

Chợ của người Campuchia chủ yếu bán đồ của người Cam, bao gồm đồ bình thường và đồ truyền thống. Thức ăn của người Cam khá ngọt, tôi mua một vài cái đùi gà ăn mà cảm thấy không hợp khẩu vị cho lắm nên cố ăn rồi ra về.

Chợ Campuchia

Campuchia là nước chưa phát triển lắm, khi bước qua khỏi biên giới Campuchia, cảnh vật cũng không có gì khác so với tỉnh An Giang của Việt Nam, vẫn là những đồng lúa, những hàng cây thốt nốt trên đường. Điều khác biệt đó chính là người Cam rất thích đi xe 3 gác, và họ chở rất nhiều loại đồ trên xe. Tôi khá ấn tượng với hình ảnh này.

Và đây chỉ là lần đi chơi để “khè nhau”, tôi chỉ đi dạo dạo một vòng rồi đi về chứ không đi sâu vào Campuchia. Tôi hẹn gặp Campuchia vào một dịp gần nhất, và nếu tôi có đi tôi sẽ viết 1 bài chi tiết về đất nước này cho bạn xem.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang và cũng là kinh nghiệm lần đầu đi Campuchia của tôi. Hi vọng bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích nhất cho chuyến đi xa gần đây. Nếu có gì thắc mắc, hãy inbox cho tôi tại Fanpage Travel Blog – Xu Kien để được hỗ trợ thông tin chi tiết nhất nhé!

Tôi quên một điều, thật ra, trước khi đi Campuchia lần đầu, tôi đã đọc qua quyển sổ tay du lịch Campuchia rồi mới dám vát xe máy chạy tung tăng trên những cánh đồng của Campuchia chứ chẳng phải tôi lều lĩnh lắm đâu. Bởi vậy, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi. Trong lần này, tôi chưa có ý định đi Campuchia đâu, nhưng vì đi chung với một cô bạn, cô ấy muốn biết bên kia biên giới có gì nên tôi đi cùng với cô ấy, phá vỡ lời thề đi hết nước Việt Nam rồi mới qua nước ngoài của tôi. Thế nhưng dù sao đó vẫn là một kỹ niệm rất đẹp khiến tôi khó lòng mà quên được, và nếu như bạn cũng chuẩn bị cho chuyến du lịch An Giang thì hãy đọc kỹ lại bài viết kinh nghiệm phượt rừng tràm Trà Sư của tôi nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách du lịch Campuchia bằng xe máy

Chân thành cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Ủng hộ Xu Kiên bằng cách tặng mình một ly cafe hoặc tuỳ tâm các bạn để Xu Kiên duy trì website và có thêm money để đi tiếp các chuyến đi khác nhé!!! Bebe!!

Link ủng hộ: THANKS XU KIÊN

Hoặc mua các sản phẩm khăn truyền thống của Việt Nam và khăn phụ kiện tại đây: Khăn Km0

Để biết thêm thông tin du lịch, hãy cổ vũ tôi bằng cách like page và theo dõi Xu Kiên qua thông tin dưới đây!

Web: www.xukien.com

Instagram: https://www.instagram.com/xuxukien/

Fanpage:https://www.facebook.com/travelblogxukien

Facebook: https://www.facebook.com/kien.huynh.info

Chân thành cám ơn các bạn nhiều!!! Yêu yêu yêu!!!

Facebook