Đám cưới của người Dao đỏ diễn ra như thế nào?

Đám cưới của người Dao đỏ!

Mùa xuân năm 2018, tôi có dịp tham quan du lịch ở Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Tôi đi vào đúng thời điểm diễn ra đám cưới của người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì, và thế là tôi có dịp được nhìn thấy hầu như toàn bộ nét đẹp truyền thống của người Dao đỏ!

Đặt vé máy bay giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt phòng homestay giá rẻ TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY

Đặt vé xe khách giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch ở địa phương giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt tour du lịch giá rẻ TẠI ĐÂY

Đặt vé máy bay Bamboo Airlines giá rẻ TẠI ĐÂY

VIDEO ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ

Người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì là một huyện biên giới vùng cao Hà Giang, Việt Nam. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Xín Mần, phía Đông giáp huyện Vị Xuyên, phía Đông Nam và Nam giáp Bắc Quang, Quang Bình.

Hiện nay, tại Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, đông nhất vẫn là người Nùng chiếm đến 38%, sau đó là dân tộc Dao chiếm 22%, Mông chiếm 13% và còn lại là các dân tộc khác.

Xem thêm: Review sách Nhắm Mắt Đi Liều kể về hành trình xuyên Việt 1 năm bằng xe máy của Xu Kiên

Xem thêm: Mua sách Nhắm Mắt Đi Liều kể về hành trình xuyên Việt 1 năm bằng xe máy của Xu Kiên

 

Xem thêm: Phát hiện homestay ở Hoàng Su Phì cực chất khiến du khách phát sốt vì đẹp

Dao chỉ là tên gọi chung để chỉ cho một dân tộc, nếu khám phá sâu vào bên trong rồi bạn sẽ nhận ra, người Dao cũng có rất nhiều ngành: Dao đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Giang, Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Quần Dài…

Người Dao đỏ là một dân tộc ĐA- MÀU-SẮC. Bởi cùng mang tên gọi Dao đỏ nhưng bộ trang phục của mỗi người ở mỗi vùng miền lại hoàn toàn khác nhau, điều đó khiến cho văn hóa của người Việt Nam ngày một đa dạng.

Người Dao đỏ ở xã Thông Nguyên

Tại Hoàng Su Phì, người Dao có 2 ngành là Dao đỏ và Dao áo dài. Người dân tộc Dao đỏ sống theo làng, bản riêng. Tập trung đông nhất vẫn là dân tộc Dao đỏ ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.

Đám cưới của người Dao đỏ diễn ra như thế nào?

Đám cưới của người Dao đỏ diễn ra khá công phu, một trong những điểm nổi bật nhất trong đám cưới chính là chiếc mũ trùm đầu của cô dâu. Cô dâu sẽ là người đẹp nhất trong buổi lễ đó, có lẽ vậy nên cô dâu rất dễ bị ma quỷ cướp, vì vậy, khi đám cưới diễn ra, cô dâu sẽ được đội một chiếc nón khá kín, trùm từ đầu đến phần thân người.

Nếu như nhà nào không có con trai, thì nhà gái được quyền “bắt con rể” về làm con trai. Khi đó, đám cưới sẽ diễn ra ngược lại. Người con trai sau khi về ở nhà gái sẽ đổi họ, con cái sinh ra sẽ mang theo họ mẹ.

Tôi được tham gia một đám cưới của người Dao đỏ, nhưng tiếc thay, tôi chỉ tham gia vào một phần chứ không được tham gia toàn bộ. Buổi lễ diễn ra ở một quả đồi của thôn Nậm Khòa. Cô dâu sinh năm 2005 và chú rể sinh năm 1995. Gọi là đám cưới cho có cái lễ, chứ họ đã có một đứa con nhỏ tầm 3 tuổi. Người vùng cao lấy nhau khá sớm, họ chỉ chờ đủ tuổi để làm lễ cưới mà thôi.

Cô dâu chú rể sánh xuyên

Dưới đây là các bước diễn ra đám cưới của người Dao đỏ ở Xã Thông Nguyên, Huyện Hoàng Su Phì. Tôi nghĩ, tôi phải viết rõ ràng đó là đám cưới của người Dao đỏ diễn ra ở xã Thông Nguyên, bởi lẽ mỗi vùng miền của nước ta, người Dao đỏ lại có một tục lệ cưới riêng biệt, không nơi nào giống nơi nào. Bởi vậy, nếu viết lệch một chút là sẽ bị cho là quy chụp, không logic.

Khi buổi lễ diễn ra, họ không đưa đón dâu, đêm hôm trước họ hàng bên nhà gái và nhà trai sẽ tập trung tại nhà của của mình. Hôm sau, chọn giờ lành tháng tốt, họ hàng bên nhà gái sẽ đưa cô dâu đến nhà trai. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn sẽ thổi các bài ca chào bản, chào mường.

Sau khi đến nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên mới được vào nhà. Trước đó, nhà trai sẽ chuẩn bị đón cô dâu ở ngoài cổng, và sau khi đã chọn đúng giờ tốt thì họ sẽ hộ cô dâu mang tất cả hành lý vào trong nhà.

Ở bên ngoài nhà của chú rể, họ sẽ bố trí ghế để mời nước, mời trà và mời rượu. Trong thời gian mời, họ sẽ đưa cô dâu đến trước bàn thờ của nhà trai, cô dâu chú rể sẽ làm lễ trước tổ tiên để chính thức trở thành vợ chồng. Đôi vợ chồng trẻ sẽ được buộc một dải khăn đỏ tượng trưng cho dây tơ hồng để kết nối hạnh phúc bền chặt. Mẹ chú rể sẽ đến mở khăn mặt cho cô dâu trong ngày này.

Thầy cúng đang hoàn thành buổi lễ

Sau khi làm lễ xong, họ mời họ hàng nhà gái vào nhà. Thầy cúng tiếp tục công việc của mình. Có một chiếc bàn để bày các món quà tặng của bạn thân cô dâu và chú rể. Họ sẽ tặng cô dâu chú rể bánh trái. Những món quà này sẽ được đặt vào những chiếc đĩa.

Sau đó, một người bạn đại diện sẽ cùng với 2 hoặc 3 em bé Dao đỏ từ ngoài cửa chính tiến vào tặng quà cho nhà cô dâu chú rể. Ở một chiến tuyến, người bạn sẽ đại diện cho bạn bè của họ, hát đối chúc mừng cô dâu chú rể. Họ sẽ hát và bước lên từng bậc, cứ mỗi khi hát xong một câu đối, họ sẽ cuối đầu chào gia đình chú rể và quay qua chào tất cả những người khách tham dự lễ cưới. Hai hoặc ba em bé cũng sẽ cầm bánh và cuối chào họ.

Qùa của bạn tặng cô dâu chú rể

Xong chiến tuyến này, gia đình của cô dâu và chú rể sẽ hát đối cám ơn lại đồng thời cũng cuối đầu chào người hát đối và những người khách đi dự đám cưới.

Sau khi buổi lễ này kết thúc, người ta sẽ đem đồ ăn bày ra bàn. Đồ ăn được đựng chủ yếu trong một chiếc bát lớn, họ bày đồ ăn đầy bàn với những món như rau, thịt heo cắp nách, thịt heo rừng, lòng lợn, gà, canh. Và chủ yếu vẫn là uống rượu, họ uống rượu rất nhiều trong buổi lễ. Gia đình của cô dâu chú rể sẽ nhờ một người thanh niên đến từng chiếc bàn để gắp thức ăn và mời rượu cho khách tham dự. Họ cứ ngồi đó, gắp thức ăn và mời rượu cho đến khi nào người khách rời khỏi bàn cỗ.

Một bàn ăn trong đám cưới của người Dao đỏ

Điều mà tôi cảm thấy thật sự CHOÁNG NGỢP trong buổi lễ đám cưới của người Dao đỏ chính là việc họ tổ chức đám cưới trong 2 ngày 2 đêm và thậm chí là 3 ngày 3 đêm. Những người tham gia đám cưới sẽ không ngủ, từ khi đồ ăn thức uống được bày sẳn trên bàn thì họ bắt đầu vào cuộc, uống rượu và giải bày tâm sự.

Dưới nhà bếp, mọi người đang làm heo để nấu đám

Trên miền núi, họ không làm trại như dưới miền xuôi, họ chỉ tổ chức đám cưới bên trong nhà và mời bạn bè, họ hàng vào.

Cuộc thi hát Páo Dung của người Dao đỏ

Trong đám cưới của người Dao đỏ, các cô gái và các chàng trai đôi bên sẽ trổ tài hát Páo Dung. Cụ thể, các chàng trai sẽ hát bằng tiếng dân tộc của mình để giải bày tâm sự đến một cô gái Dao đỏ khác. Sau khi nghe chàng trai hát xong, cô gái lại đáp. Tài hát Páo Dung này cũng tương tự như các nhà nghệ thuật đang ngồi bình thơ, nghĩ gì thì sẽ bình đó và một người khác sẽ đối đáp lại.

VIDEO HÁT PÁO DUNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ

Trong cuộc trổ tài hát Páo Dung, người ta sẽ nhận ra ai thông minh, ai là người phù hợp với mình. Ngày xưa, người Dao đỏ hát đến 7 ngày 7 đêm. Các chàng trai cô gái chỉ ngồi đó hát với nhau, người nhà được cô gái chàng trai ngồi hát sẽ ngồi đó mời rượu, dọn thức ăn và sau 7 ngày 7 đêm đó dường như họ đã thấu hiểu với nhau về mọi thứ, biết được hết tất cả về nhau. Và cuối cùng là họ sẽ nên duyên vợ chồng từ trong cuộc trổ tài hát Páo Dung đó. Gia đình diễn ra cuộc thi hát đó sẽ nhận cặp trai gái đó làm con, và trong buổi lễ đám cưới của cặp trai gái, họ sẽ là chủ trì buổi lễ, để đôi trai gái nhận họ làm cha mẹ đỡ đầu.

Xem thêm: CON LẠI BỎ NHÀ ĐI RỒI VÀ LẦN NÀY SƯƠNG GIÓ Ở HOÀNG SU PHÌ HÀ GIANG LÀM CON TÊ TÁI MẸ Ạ!

Sau đám cưới, họ hàng hai bên sẽ ra về. Họ sẽ được gia đình cô dâu chú rể gửi quà mang về, đó có thể là xôi nếp, bánh nếp, hoặc cũng có thể là rượu.

Xôi nếp được mang về sau lễ cưới cho khách

Trên miền núi, các chàng trai và cô gái rất khó gặp nhau, bởi mỗi ngôi nhà sẽ ở một quả đồi. Và nếu không di chuyển nhiều thì họ khó có cơ hội được gặp nhau. Bởi lẽ, trong một vài buổi lễ như lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ nhảy lửa…họ sẽ có cơ hội gặp nhau, tán tỉnh nhau, trao duyên nhau. Người miền núi có cách giải bày tình yêu khá nhanh chóng, nhưng không phải tình đến vội thì sẽ đi vội, người Dao đỏ sau khi cưới xong là xác định ở với nhau cả đời, kể cả khi chết đi, sau khi làm xong lễ cấp sắc thì dù xuống suối vàng họ cũng là vợ chồng!

Đám cưới diễn ra trên một quả đồi ở thôn Nậm Khòa, xã Thông Nguyên

Tôi có rất nhiều cảm xúc trong buổi lễ này, một trong những cảm xúc khiến tôi vừa khóc vừa cười đó chính là nhìn thấy một vài cụ già phải di chuyển từ quả đồi này đến quả đồi khác để dự đám cưới. Trên miền núi, họ đi bộ chứ không có xe đi, hoặc nếu có xe thì tôi nghĩ họ cũng không dám đi vì đường đi khá nguy hiểm. Họ phải đi bộ 3 tiếng đồng hồ để đến được chỗ diễn ra đám cưới. Sau khi gặp được nhau, họ tận dụng cơ hội để nói chuyện giải bày với nhau khá nhiều. Những cụ già rất ít được gặp nhau, họ xin tôi chụp cho họ vài kiểu ảnh. Họ hỏi tôi là có gửi ảnh cho họ không, tôi cười và chẳng biết đáp lại như thế nào. Cho đến bây giờ, tôi giữ rất nhiều hình ảnh đẹp của người Dao đỏ trong ngày đám cưới hôm ấy.

Đám cưới của người Dao đỏ là một buổi lễ vô cùng quan trọng, cùng với lễ cấp sắc, thì đám cưới của người Dao đỏ chính là nơi quy tụ hầu như mọi nét đặc trưng trong văn hóa của người Dao đỏ. Có thể nói, cùng với 54 dân tộc anh em khác của Việt Nam, người Dao đỏ là một dân tộc đã góp phần mang đến sự đa dạng trong văn hóa của người Việt. Cho đến nay, mọi nét đẹp này vẫn còn được lưu truyền, và nó trở thành kim chỉ nam để giúp họ có được một cuộc sống bền vững trên vùng biên giới của Việt Nam.

Ủng hộ Xu Kiên bằng cách tặng mình một ly cafe hoặc tuỳ tâm các bạn để Xu Kiên duy trì website và có thêm money để đi tiếp các chuyến đi khác nhé!!! Bebe!! Link ủng hộ: THANKS XU KIÊN Hoặc mua các sản phẩm khăn truyền thống của Việt Nam và khăn phụ kiện tại đây: Khăn Km0 Để biết thêm thông tin du lịch, hãy cổ vũ tôi bằng cách like page và theo dõi Xu Kiên qua thông tin dưới đây! Web: www.xukien.com Instagram: https://www.instagram.com/xuxukien/ Fanpage:https://www.facebook.com/travelblogxukien Facebook: https://www.facebook.com/kien.huynh.info Chân thành cám ơn các bạn nhiều!!! Yêu yêu yêu!!!
Facebook